Mới nhất Tin nóng Media Magazine Infographic Tin ảnh

Nét đẹp truyền thống ngày "Tết thầy"

16:57, 18/02/2018

"Mồng 1 tết cha, Mồng 2 tết mẹ, Mồng 3 tết thầy" là nét đẹp truyền thống được người Việt lưu giữ từ nhiều năm qua. Tết thầy không chỉ là dịp để tri ân người đã dạy dỗ mình mà còn góp phần giáo dục thế hệ sau tiếp nối truyền thống tốt đẹp này.

 

Chị Phan Thị Tịnh hiện đang là nghiên cứu sinh ở Úc. Năm nay, chị cùng gia đình về Việt Nam ăn Tết. Hôm nay, chị cùng với các bạn của mình đi mua quà để đến thăm thầy cô giáo cũ. Với chị Tịnh, đi thăm thầy cô giáo vào những ngày đầu năm mới mà một nét đẹp truyền thống cần được duy trì.

Chia sẻ của chị Phan Thị Tịnh: “Mỗi năm có dịp về Tết ở VIệt Nam, tôi đều cố gắng cùng các bạn tập trung đến thăm thầy, cô giáo cũ ngày Mùng 3 Tết. Đây là một nét đẹp truyền thống cần được duy trì cho các thế hệ sau, đặc biệt là những đứa trẻ sống xa quê như con chúng tôi”.

a
"Tết thầy" là nét đẹp văn hóa được người Việt trân trọng.

Đây không phải là ý nghĩ của riêng cá nhân chị Tịnh mà là suy nghĩ chung của phần lớn người Việt. Thế nên, dù những ngày tết bộn bề với rất nhiều mối quan hệ gia đình, xã hội và dù thông tin liên lạc rất hiện đại nhưng cứ đến mồng 3 Tết, các thế hệ học trò lại đi thăm, chúc Tết thầy cô giáo của mình.

Anh Trần Vĩnh Quý – Cựu học sinh Đại học Vinh chia sẻ thêm: “Đây là truyền thống được chúng tôi duy trì hàng năm. Cứ vào Mùng 3 Tết, các thành viên trong lớp tập trung đến thăm thầy giáo”.

a
"Tết thầy" không chỉ là dịp hỏi thăm sức khỏe người thầy, cô giáo đã có công dạy dỗ...
a
... Đây là dịp để thầy trò cùng chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống và công việc.

Nghề giáo là nghề cao quý trong những nghề cao quý nhất. Trong hành trình của một người giáo viên đã đưa rất nhiều chuyến đò chở bao thế hệ học trò đến bến bờ tri thức. Cho dù còn nhiều gian nan, nhưng với tình cảm yêu mến của các thế hệ học trò dành cho mình, mỗi giáo viên đều hạnh phúc hơn, tự hào thêm nghề cao quý của mình.

Với PGS, TS Ngô Đình Phương - Phó hiệu trưởng - Trường Đại học Vinh, việc trò cũ đến chúc Tết không chỉ là cuộc hội ngộ đơn thuần: “Những lần học trò đến thăm là dịp thầy trò chúng tôi được chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, trong công tác. Với chúng tôi, đây là món quà vô giá”.

a
Việc học sinh nhớ đến người thầy, cô đã từng dạy dỗ là món quà vô giá với những nhà giáo Việt Nam.

Những tình cảm mà các thế hệ học trò dành đến các thầy cô giáo trong dịp đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Và có lẽ, đối với những thầy cô giáo cũng như các em học sinh, buổi gặp gỡ đầu xuân như thế này sẽ càng gắn kết tình cảm thầy trò, thể đạo lý “tôn sư trọng đạo”của người Việt nam .

Thúy Vinh - Chu Quý