30 phút của chương trình Tiếng thơ kỳ này sẽ giới thiệu những vần thơ viết về đề tài chiến tranh của nhà thơ lính trận Vương Cường. Chương trình cũng là lời tri ân tháng 7 của chúng tôi đối với những con người đã ngã xuống vì tự do – hòa bình, những con người đã mang trên mình chứng tích của chiến tranh, để đất nước sống trong những ngày hoan ca khúc khải hoàn.
Đi chơi là vui, du lịch là để gia đình gắn kết. Ấy vậy mà trên thực tế nhiều khi chưa kịp đi, chỉ mới lên kế hoạch đã mâu thuẫn, đã rất “căng”, đi về thì vừa mệt, vừa giận dỗi… Vì sao lại như vậy, làm thế nào để khắc phục vấn đề? Chuyên gia của chương trình ngày hôm nay sẽ là sự trở lại của TS Phạm Thị Thúy, TS xã hội học, thạc sỹ tâm lý học, chuyên viên tham vấn tâm lý
NGHÌN LẺ NHỮNG CHUYỆN NHÀ đã kết nối với chuyên gia tâm lý TS Phạm Thị Thúy. Chị sẽ cung cấp cho chúng ta những bí kíp để "giữ lửa" hôn nhân. Chị ấy sẽ giải đáp các thắc mắc như: Làm sao để không "chán" nhau dù đã sống chung nhiều năm? Làm thế nào để hiểu được tâm lý của đối phương? Và làm sao để biến những mâu thuẫn thành cơ hội để hiểu và yêu nhau hơn?
Chương trình Tiếng thơ “Cau trong phố” giới thiệu tác phẩm của Câu lạc bộ văn thơ Đô Lương ở Hà Nội, sẽ đem đến những dư vị riêng có của xứ Nghệ cùng với những xúc cảm đặc biệt của thi nhân về vùng đất này.
Những ngày qua thì dư luận trong tỉnh đang hướng sự quan tâm đến câu chuyện: cơ hội việc làm cho những cử nhân miền núi, khi mà kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh đã dành khá nhiều thời gian để thảo luận về vấn đề này. Cũng xung quanh câu chuyện đang được đông đảo bà con miền núi quan tâm này, lại nảy sinh một tình tiết đáng suy nghĩ: một bạn trẻ người Mông đã bình luận trên trang fanpage “Truyền hình Nghệ An”, một câu rất ngắn “Học rồi cũng thế thôi, như tôi, đốt bằng đi và không nghĩ đến nó nữa, cho khỏe”. Bình luận này đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng. Đã có nhiều ý kiến bàn tán nhiều chiều nhau xung quanh câu chuyện này, và có vẻ đến nay nó vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, có lẽ, chúng tôi sẽ
không đào sâu vào hành động có tính bột phát của cá nhân này nữa. Mà qua câu chuyện này, chúng tôi muốn muốn cùng quý vị bàn đến một chủ đề có tính xã hội rộng lớn hơn: “Phát triển nguồn nhân lực vùng cao - từ chính sách đến thực tiễn” - đã và đang diễn ra ở Nghệ An, rộng hơn là khắp cả nước.
Ngày 25/5/2023, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã tổ chức họp đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 về phương hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và thống nhất cao sẽ ban hành một nghị quyết mới về Nghệ An. Sau 10 năm thực hiện NQ26, đánh giá, tổng kết những kết quả đạt được, nhận diện những khó khăn, bài học kinh nghiệm, ngày 18/7/2023, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới - NQ39 về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Và mới đây CP thống nhất thông qua đề nghị Xây dựng NQ của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Đây được xem là thời cơ, động lực để NA bứt phá, phấn đấu trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030. Nghị quyết đã có, nhưng Nghệ An cần phải làm gì để cụ thể hóa Nghị quyết, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, phát huy hiệu quả những cơ chế, chính sách đặc thù mà Trung ương dành cho tỉnh. Tham gia cuộc phỏng vấn ngày hôm nay, xin cảm ơn Ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên tổ tư vấn Kinh tế Xã hội của tỉnh
Trước đó, trong năm 2023 và mới đây là NĐ 24/2024, Chính Phủ, các Bộ, ngành cũng đã ban hành các văn bản liên quan nhằm chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, hoá chất, trang, thiết bị y tế . Tuy nhiên, với thực tế đã và đang diễn ra, liệu bài toán thiếu thuốc, hoá chất, trang thiết bị trong các cơ sở y tế công ở Nghệ An có tìm được lời giải hay không? Đây cũng là nội dung được nhóm PV Đài PTTH Nghệ An đề cập trong loạt phóng sự: TRĂM LO ĐỔ ĐẦU NGƯỜI BỆNH. Kì 3 cũng là kì cuối có chủ đề: Dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm vì người bệnh, mời quý thính giả đón nghe.
Trẻ em, đó là tương lai của đất nước, là những hạt giống nhỏ bé cần sự che chở và quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với nỗi lo âu về sự gia tăng của bạo hành trẻ em trong xã hội, điều này khiến chúng ta không thể không nghĩ ngợi. Trong những năm gần đây, đã xuất hiện hàng loạt trường hợp bạo hành trẻ em, xảy ra ở nhiều địa điểm, bao gồm trường học, nhà hàng và thậm chí cả trong gia đình. Qua câu chuyện “Đứa con tôi”- chúng tôi xin được góp vào một mẩu chuyện nhỏ trong muôn ngàn câu chuyện đau thương về nạn bạo hành trẻ em. Qua đây, cũng xin gửi đến hồi chuông báo động, ngăn chặn kịp thời nạn bạo hành con trẻ để tránh những trường hợp đau lòng xảy ra như câu chuyện sau đây… mời quý vị cùng theo dõi!
Stress là một từ được nói, được nhắc, được cảnh báo thường xuyên trong một xã hội nhiễu thông tin, nhiều áp lực. Lứa tuổi học sinh phổ thông, ít nhất cũng một vài lần rơi vào trạng thái stress, và con số học sinh phải tìm đến các phòng khám tâm lý, phòng khám tâm thần kinh và Bệnh viện tâm thần cũng tăng lên sau mỗi năm, và nó đã thực sự báo động khi stress lâu dài, liên tục dẫn đến căn bệnh trầm cảm, nếu không ý thức được tự mình phải phòng tránh thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, kết quả học tập và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. “Giải cứu” stress học đường – Ai sẽ làm và phải làm gì, là câu hỏi mà chương trình hôm nay sẽ cùng giải đáp bởi chính những người trong cuộc. Nhà trường, gia đình hãy đừng né tránh hiện tượng xã hội: Stress học đường! Và đặc biệt, những học sinh đang cảm thấy mình gặp vấn đề này, hãy dũng cảm đối mặt!
Thực trạng thiếu thuốc, hoá chất, vật tư, nhất là trang thiết bị y tế diễn ta trong những năm gần đây đã gây khó khăn cho hoạt động của các bệnh viện công và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng và quyền lợi của người bệnh. Nguyên nhân được chính lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận là do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra; vì vậy một số địa phương, đơn vị không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm. Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30/2023, Nghị định 07 và mới đây nhất là Nghị định 24/2024; các bộ ngành liên quan cũng đã ra các thông tư, hướng dẫn để các đơn vị y tế triển khai thực hiện nhằm đảm bảo thuốc, trang thiết bị phục vụ cho công tác KCB. Đáng nói là trong khi nhiều cơ sở y tế đã chủ động triển khai văn bản một cách hiệu quả thì tại Nghệ An dường như vẫn dẫm chân tại chỗ.Thực tế đã và đang đặt ra những vấn đề liên quan đến tinh thần, trách nhiệm và thái độ của lãnh đạo các đơn vị liên quan. Ngay sau đây, mời quý thính giả cùng nghe kì 2 của loạt phóng sự: TRĂM LO ĐỔ ĐẦU NGƯỜI BỆNH với chủ đề: Nỗi sợ mang tên đấu thầu.
Thời gian qua, vấn đề thiếu thuốc, hoá chất, vật tư, trang thiết bị y tế đã xảy ra tại nhiều cơ sở y tế công lập trên địa bàn cả nước. Mặc dù Chính phủ cũng như các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản để tháo gỡ nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều tại hầu hết các bệnh viện công của Nghệ An. Việc triển khai thực hiện chưa linh hoạt quyết liệt và hiệu quả các cơ chế, chính sách cũng như chủ trương đã có khiến cho hoạt động KCB tại các cơ sở y tế công trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là người bệnh. Thực tế đã và đang đặt ra những vấn đề liên quan đến tinh thần, trách nhiệm và thái độ của những cán bộ lãnh đạo ngành y nói chung, các bệnh viện nói riêng. Nội dung được phản ánh trong loạt phóng sự: TRĂM LO ĐỔ ĐẦU NGƯỜI BỆNH. Đây cũng là tiêu đề Kì 1 của loạt phóng sự này. Mời quý thính giả cùng nghe:
30 phút của chương trình Tiếng thơ kỳ này, quý thính hãy cùng chúng tôi đến với đến với một tâm hồn thơ đằm thắm của một tác giả văn học hiện đại theo chủ nghĩa xê dịch: Nhà thơ Văn Công Hùng.
Đôi khi vì vô tình mà chúng ta khiến cho các con bị bỏ rơi, khi chúng ta mải mê sự nghiệp, mải mê kiếm tiền, mải mê lo tương lai cho con mà quên đi hiện tại các con cũng đang rất cần sự chăm sóc của cha mẹ. Và khi đó thì rõ ràng là các con không còn là trung tâm của gia đình. Về câu chuyện này, chúng ta sẽ có cuộc trào đổi với thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lan Hải – chuyên gia tư vấn trên các tờ báo Phụ nữ chủ nhật, Phụ nữ TP HCM, Tuổi trẻ, thanh niên, là khách mời của kênh O2TV, HTV7, HTV9.
Mỗi người 1 quan điểm, và trong mỗi gia đình cũng có những sở thích, suy nghĩ không giống nhau về việc du xuân đón Tết. Vậy nên Tết vui và Tết cũng “đau đầu” nếu không có được cách “thương thảo” hợp lý! Đó cũng chính là chủ đề mà chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi trong chương trình Nghìn lẽ những chuyện nhà với phần tư vấn của Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thuý.
"Không bước qua được bóng mình” gồm 51 bài thơ với những cung bậc cảm xúc khác nhau, từng câu chữ được nhà thơ Trần Thu Hà tung hứng một cách tự do nhưng lại rất nhuần nhuyễn – một cách viết riêng đầy lạ lẫm của Trần Thu Hà. Ẩn giấu bên trong những câu thơ táo bạo là thông điệp về cuộc sống, về con người, về cái tôi, bản ngã, về cái hư và cái thực.
Tinh thần Nghệ, tính cách Nghệ tiếp tục được đẩy lên cao trào và biểu hiện một cách rõ nét trong những chương sau của tập “Trường ca Hốc Chọ”, mà ở đó, thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước để đất cằn sỏi đá cũng hóa tâm hồn.