Mùng 2 Tết Quý Mão (23/1), từ khắp mọi bản làng, nẻo đường nơi biên cương Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), bà con dân bản trong những sắc phục mang đậm bản sắc của dân tộc mình cùng tập trung về Nhà văn hóa cộng đồng của bản Nậm Khiên 2 để hòa mình trong các hoạt động thể thao và các trò chơi trong những ngày đầu năm mới.
Nếu Tết của người Kinh không thể thiếu bánh chưng thì trong mâm cỗ Tết của đồng bào Mông trên đỉnh Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, Tương Dương bánh dày là món ăn không thể thiếu. Bởi, bánh dày gói ghém những ước vọng của đồng bào về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Xuân sang, rừng săng lẻ, huyện Tương Dương, Nghệ An bừng lên súc sống mới. Săng lẻ thay lá biếc xanh, tia nắng sớm xuyên qua, chớp được khoảnh khắc này thật kỳ diệu, sống động, nhưng yên bình.
Từ tháng 11 đến tháng 3, đây là thời điểm lý tưởng mà du khách có thể săn mây thành công ở nhiều địa điểm thuộc bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
Tối 7/1 và sáng 8/1 (tức tối ngày 16 - 17 tháng Chạp), tại Di tích Quốc gia Đền Quả Sơn đã diễn ra lễ Cáo yết và lễ giỗ Uy Minh Vương – Lý Nhật Quang lần thứ 965.
Ngày 1/1, Ban tổ chức cộng đồng dân tộc Thổ tỉnh Nghệ An đã tổ chức chương trình giao lưu, gặp mặt cộng đồng dân tộc Thổ khu vực Nghệ An tại xã Giai Xuân huyện Tân Kỳ.
Đền Voi thuộc làng Nhân Sơn, nay là xóm 2, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. Từ thời Lê đến nay, ngôi đền vẫn lưu giữ được nét cổ kính từ dáng vẻ, chất liệu, hoa văn đến những nét chạm khắc. Tất cả làm toát lên sự tài hoa và khiếu thẩm mỹ của người xưa.
Sáng 26/12, nhân dịp kỷ niệm 155 năm ngày sinh chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu (26/12/1867-26/12/2022), với đạo lý uống nước nhớ nguồn, Sở Văn hóa - Thể thao, Ban quản lý Di tích đã tổ chức trọng thể lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu trong sự nghiệp tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc những năm đầu thế kỉ XX.
Chiều 23/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (2011-2021) và tổ chức trao tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú lần thứ Ba, năm 2022.
Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển nhanh, có thể mang lại nhiều lợi ích đến cho cộng đồng địa phương, tuy nhiên du lịch cũng có thể đe dọa đến nguồn lợi và phá vỡ giá trị văn hóa. Trong một thập niên trở lại nay, ngành du lịch Nghệ An đã chú trọng đầu tư, khai thác, phát triển du lịch ở khu vực dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Các hoạt động du lịch ngày càng phong phú, đa dạng, khai thác cả tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, theo các phương thức truyền thống và hiện đại. Sức thu hút của du lịch ở vùng dân tộc và miền núi từng bước tăng lên, giá trị và sức sống tiềm tàng của nhiều tài nguyên du lịch được khai thác và khẳng định, mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội rõ rệt.
Sáng 14/12, UBND xã Diễn Kỷ (Diễn Châu), dòng họ Ngô Công thần Lý Trai tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 397 năm ngày mất Xuân quận công, thượng đẳng thần Ngô Trí Hòa (21/11/1625 – 21/11/2022); 430 năm phụ tử đồng khoa Tiến sỹ (Nhâm Thìn 1592- Nhâm dần 2022), đồng kỷ niệm 30 năm ngày Nhà nước CHXHCNVN xếp hạng “Quần thể đền thờ và lăng mộ các vị thủy tổ dòng họ Ngô” là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia (1992-2022).
Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Đà Nẵng 2022, sáng 10/12, tại Đà Nẵng diễn ra hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch Nghệ An và liên kết điểm đến với chủ đề “Nghệ An - Về miền ví, giặm”.
Lần đầu tiên chị Lô Thị Mai, người dân tộc Thái Thanh ở bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An ra Hà Nội trình diễn nghệ thuật dệt vải, và chị đã rất ngạc nhiên khi có nhiều người quan tâm đến trang phục của dân tộc mình đến vậy.
Căn cứ Nghị quyết kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41, tối 3/12, tại quảng trường Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức lễ vinh danh, kỷ niệm 250 năm năm sinh và 200 năm năm mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.