Hiện nay trên địa bàn huyện Đô Lương có 2.171 cổ vật và di vật (đồ vật, vật phẩm có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo trong quá khứ), trong đó có 1.099 cổ vật, 1.072 di vật quý hiếm. Qua thống kê của Ban quản lý Di tích tỉnh, các cổ vật, di vật quý hiếm tại các di tích đã xếp hạng trên địa bàn huyện Đô Lương đa dạng về chủng loại, phong phú về chất liệu như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, ngà voi, da... Nhưng phổ biến nhất vẫn là chất liệu giấy và gỗ.
Nằm cách thành phố Vinh 90km về phía tây bắc, khu di chỉ khảo cổ học Làng Vạc thuộc phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa được phát hiện; khai quật lần đầu tiên vào năm 1972. Nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân bản địa và du khách thập phương. Đến đây, du khách sẽ tìm thấy sự bình an, tĩnh lặng và được tìm hiểu về những giá trị lịch sử to lớn của nền văn hóa Đông Sơn.
Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho Quốc gia.
Cứ mỗi dịp đầu năm mới, nhân dịp rằm tháng Giêng, nhân dân Làng Phan, xã Hưng Tân lại nô nức mở hội Đền Phan Thôn để tưởng nhớ công đức các bậc tiền nhân.