Các đại biểu dự buổi lễ. |
Nghệ An là tỉnh có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, gồm: sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, đường sắt Bắc - Nam,... Mạng lưới đường bộ và đường thủy dễ dàng kết nối trong nước và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và hành khách, phục vụ hoạt động kinh tế, đầu tư và du lịch ở quy mô quốc gia và khu vực. Trong đó, đường thuỷ nội địa trên địa bàn có 15 tuyến sông, kênh, với tổng chiều dài 1.146 km, đã đưa vào quản lý 262,6 km được phân bổ đều trên các vùng miền.
Trong thời gian qua, Ban ATGT tỉnh luôn xác định bảo đảm TTATGT là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp. Nhờ đó, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông đã được kiềm giảm trên cả 3 tiêu chí, tai nạn giao thông đường thủy gần như được hạn chế.
Mặc dù vậy, tai nạn giao thông đường thủy nội địa vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ cao, để lại hậu quả nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của Nhân dân. Đặc biệt, hằng năm vào mùa mưa bão, tình hình TTATGT đường thủy luôn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, nguy cơ rủi ro, xảy ra tai nạn cao, nhất là trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường như hiện nay.
Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban ATGT tỉnh Phan Huy Chương phát biểu tại chương trình. |
Hoạt động giao thông đường thủy vẫn còn một số tồn tại như: Tình trạng khai thác cát, sỏi, khoáng sản trái phép làm thay đổi dòng chảy; nhiều phương tiện thủy nội địa không có đăng ký, đăng kiểm; một số tổ chức, cá nhân đưa phương tiện thủy nội địa tham gia hoạt động vận tải khách khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định; chưa thực hiện nghiêm việc sử dụng thiết bị cứu sinh khi đi đò;… tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT đường thủy.
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt khắp huyện, hiện Thanh Chương cũng là địa phương có nhiều bến đò hoạt động với mật độ người tham gia giao thông cao, phát triển du lịch sông nước tại nhiều khu vực, đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý Nhà nước về đường thủy nội địa.
Ban Tổ chức chương trình tặng áo phao và tài liệu tuyên truyền cho huyện Thanh Chương |
Phát biểu tại chương trình, Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban ATGT tỉnh đề nghị tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa, nhất là quản lý, khai thác bến khách ngang sông; thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa tại địa phương; Tổ chức quản lý đối với sông, kênh, hồ, đầm, phà trên địa bàn chưa được đầu tư xây dựng, công bố mở luồng mà có hoạt động vận tải nhằm bảo đảm TTATGT. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện pháp luật về TTATGT đường thủy nội địa đến từng hộ gia đình, thôn xóm, tập trung vào các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông đường thủy nội địa; Chủ động phối hợp với lực lượng thường xuyên kiểm tra hoạt động vận tải khách; Rà soát, tổng hợp, báo cáo nhu cầu học, cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện thủy nội địa tại các địa phương để có phương án đào tạo và phân loại các phương tiện giao thông thủy nội địa trên địa bàn quản lý, tổ chức đăng kiểm và gia hạn kiểm định theo quy định.
Đại diện Hội Chữ thập đỏ hướng dẫn cấp cứu đối với người bị đuối nước |
Đối với thuyền viên, người lái phương tiện, người tham gia giao thông và nhân dân sinh sống tại các địa phương có sông, bến đò, các điểm tham quan, du lịch cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT đường thủy, tuyệt đối tuân thủ đúng các quy định pháp luật khi tham gia giao thông đường thủy nội địa...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin