 |
Chính điện Đền Đức Hoàng. |
Theo sử sách, vào đầu thế kỷ 16, nhà hậu Lê suy vong, loạn lạc. Hoàng thân quốc thích của nhà Lê phải mai danh, ẩn tích. Bà Bùi Thị Ngọc Thụy có chồng là Lê Thiệu (Thời vua Hồng Thuận làm Nội thị kiệm hiệu và Kiêm Khu mật viện sự) đã chạy về vùng Diêm Tràng nay là các xã Yên Sơn, Văn Sơn - Đô Lương, sinh hạ được cậu con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Lê Ninh. Bề tôi của nhà Lê là tướng Nguyễn Kim khởi binh ở Ai Lao đã tìm ra được Lê Ninh và lập ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa.
 |
Các đại biểu và nhân dân dự lễ. |
Mùa Xuân năm Quý Tỵ năm 1533, vua Lê Trang Tông đã đứng lên khôi phục vương triều nhà Lê, khai khẩn đất đai, dẹp loạn ngoại xâm, chấn hưng đất nước thời hậu Lê; tạo điều kiện cho muôn dân có cuộc sống ổn định, bình an. Đến năm 1548, vua Lê Trang Tông mất. Nhân dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công đức của nhà vua. Ngoài thờ vua, đền còn phối thờ ông nội, ông ngoại và cha, mẹ của nhà vua.
 |
Nghi thức dâng rượu tại lễ tế. |
 |
Lễ tế được diễn ra đúng theo nghi thức cổ lễ. |
Lễ hội đền Đức Hoàng được tổ chức hàng năm. Năm nay, lễ hội bao gồm tân lễ và cổ lễ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Lễ dâng hương tiễn cỗ, lễ tế theo nghi thức cổ lễ. Nhiều hoạt động vui chơi bổ ích như: Cờ thẻ, trò chơi bịt mắt bắt vịt… đã tạo nên không khí vui tươi phấn khởi dịp đầu xuân.
 |
Đánh cờ thẻ tại lễ hội. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin