Đời sống - Xã hội

Độc đáo tục gánh mâm cỗ để rước và tiễn gia tiên vào ngày Tết

18:18, 11/02/2024
Nếu ngày 30 rước gia tiên về nhà "ăn tết" cùng con cháu thì đến ngày mùng 2 hoặc mùng 3 năm mới sẽ tiễn đi. Bên cạnh mâm cơm làm lễ như thường lệ thì người dân nơi đây chuẩn bị thêm thúng gạo, bánh tét và bó chè để làm "quà" cho tiên tổ...

Tết Nguyên đán có nhiều phong tục, tập quán rất thú vị. Một trong những số đó là con cháu chuẩn bị mâm cơm, gánh gạo, tiễn đưa gia tiên sau khi mời "họ" về "ăn Tết".

Cụ thể hàng năm, cứ vào trưa hoặc chiều ngày 30 tháng Chạp, các gia đình tại xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An sẽ làm mâm cỗ đón tổ tiên về ăn Tết cùng với con cháu.

Mâm cơm sẽ có đầy đủ những món ăn từ gà luộc, thịt kho, giò hấp đến bánh chưng, bánh tét hoặc xôi. Sau lễ đón, các con cháu (đã lập gia đình và ở riêng) sẽ chia nhau làm cỗ để thắp hương suốt ngày mùng 1 và ngày mùng 2 đầu năm mới. Tuy nhiên, cũng có những gia đình sẽ tiễn gia tiên sớm vào ngày mùng 1 hoặc sáng ngày mùng 2.

Lễ tiễn, bên cạnh mâm cơm tươm tất đầy đủ món ăn của ngày tết thì còn có thêm hai thúng gạo được lồng vào quang gánh cẩn thận, bánh chưng, bánh tét và cả bó chè để gia tiên mang theo làm quà.

Một vài hình ảnh về phong tục ý nghĩa này:

 Gánh cỗ đón rước- tiễn gia tiên sẽ được con, cháu phân công nhau thực hiện trong những ngày Tết.
 Tục lệ này đã được duy trì nhiều đời nay, hình ảnh con cháu gánh cỗ trên đường làng khiến nhiều người thích thú.
Trong đôi quang gánh là những đĩa thức ăn đầy đặn, chu đáo.
 Khi đến nơi làm lễ cúng, mâm cơm sẽ được bày biện đẹp mắt.
Trong lễ tiễn còn có thêm thúng gạo kèm bánh chưng, bánh tét.
...hay bó chè xanh. Đây được xem như "quà" để gia tiên mang theo về bên kia chín suối
Với quan niệm như vậy nên nhà nào làm lễ cúng cũng sẽ chuẩn bị "quà" tươm tất để tỏ lòng thành với tiên tổ.
KT

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện