Kinh tế

HĐND tỉnh kiểm tra tính hiệu quả mô hình kinh tế của đồng bào huyện vùng cao Kỳ Sơn

15:59, 13/10/2021
Sáng 13/10, đoàn giám sát HĐND tỉnh Nghệ A đã đi kiểm tra và giám sát một số mô hình hỗ trợ đồng bào huyện vùng cao Kỳ Sơn phát triển kinh tế.

 

Phụ nữ bản Kẻo Lực 2 với nghề dệt truyền thống.

Tại xã vùng cao Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, đoàn đã đến thăm và kiểm tra hiệu quả làng nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ bản Kẻo Lực 2. Đây là bản đồng bào người Thái Khăng, có 56 hộ dân. Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của người dân được lưu truyền qua bao đời nay. Để chủ động nguồn nguyên liệu, người dân cũng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, vừa có thêm sản phẩm nhộng tằm bán ra thị trường.

kiểm tra mô hình trồng Dâu nuôi tằm của bà con
Kiểm tra mô hình trồng dâu nuôi tằm của bà con.

Hiện mô hình đang góp phần giải quyết việc làm thời vụ cho 52 hội viên phụ nữ trong bản, với thu nhập bình quân từ 20 đến 25 triệu đồng/người/năm.

, Bà Lô Thị Kim Ngân, định hướng Cấp ủy, chính quyền địa phương về tìm đầu ra cho sản phẩm truyền thống của thổ cẩm của Kỳ Sơn nói chung.
Bà Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh định hướng cấp ủy, chính quyền địa phương về tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm truyền thống.

Tiếp đó, đoàn đã đến kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình trồng gừng tại bản Huồi Mú, xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn. Mô hình trồng thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng gừng địa phương và gừng trâu ruột vàng. Đây là một trong những cây trồng chủ lực giúp đồng bào các dân tộc huyện vùng cao Kỳ Sơn phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Các thành viên kiểm tra mô hình áp dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng gừng ở xã Huồi Tụ Kỳ Sơn
Đoàn kiểm tra mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng gừng ở xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Dự kiến số diện tích gừng sẽ cho thu hoạch trong tháng tới.

Lữ Phú

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện