Khoẻ đẹp

Cách uống trà không khác “đầu độc” cơ thể, triệu người làm mà không biết

09:54, 03/06/2021

Chỉ cần thêm chút đá, trà trở thành thức uống giải nhiệt được nhiều người lựa chọn ngày hè. Tuy nhiên, có nhiều cách uống trà hại sức khỏe, không khác “đầu độc” cơ thể cần tránh.

 

Trà xanh là thức uống quen thuộc, có lợi cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn. Có được điều này là nhờ thành phần có lợi trong lá trà. Cụ thể, hoạt chất EGCG giúp tăng hiệu suất đốt cháy chất béo trong cơ thể; kích hoạt các gene đốt cháy mỡ ở bụng giúp giảm cân; giúp cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể để ngăn ngừa sự lên xuống đột ngột của đường huyết.

 

Chất EGCG có thể ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư phổi, ức chế ung thư đại tràng. EGCG được chứng minh là mạnh gấp 200 lần vitamin E trong việc hủy diệt các gốc tự do làm tổn thương da gây viêm khớp, đái tháo đường và ung thư.

 

 

Lá chè xanh còn chứa một hợp chất có tên là Catechin có thể ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn răng miệng và đường ruột, đặc biệt là bệnh cúm. Trà xanh có tác dụng chống bức xạ và giảm cholesterol. Dù rất tốt song có nhiều cách uống trà gây hại sức khỏe, không khác “đầu độc” cơ thể cần tránh.

 

Uống trà quá đặc là cách uống gây hại cho sức khỏe thường gặp. Ước tính, một tách trà chứa khoảng 100mg caffein. Khi đi vào cơ thể, lượng lớn caffein có thể gây hưng phấn thần kinh quá mức, dẫn đến mất ngủ.

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị người già nên đặc biệt tránh uống trà đặc. Bình thường, mạch máu người già dễ bị tổn thương, uống trà đặc sẽ gây hưng phấn não bộ, bồn chồn, mất ngủ, tim đập nhanh, tăng huyết áp cùng các triệu chứng khó chịu khác. Dù vậy, người già không nhất thiết phải “kiêng” trà. Thay vì uống trà đặc, bạn nên pha trà loãng để thưởng thức để nhận được lợi ích sức khỏe từ trà xanh.

 

Muốn xác định trà có bị pha đặc hay không, bạn có thể quan sát bằng mắt. Bình thường, trà đặc sẽ có vị rất đắng, màu hơi đục. Khi trà nguội, nước sẽ nổi lên một lớp váng mỏng. Ngoài ra, bạn có thể cân đo cụ thể. Một người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 12g trà mỗi ngày. Bạn có thể chia thành 4 lần pha, mỗi lần 3g pha với 150ml nước.

 

Không uống trà quá nóng. Nhiệt độ cao có thể gây tổn thương ở khoang miệng. Trường hợp nhẹ, người uống sẽ cảm thấy tê rát lưỡi. Nặng hơn, bỏng nhiệt ảnh hưởng đến việc ăn uống, loét miệng.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, uống trà nóng hoặc đồ ăn nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ sức khỏe thực quản. Hội phòng chống Ung thư Quốc tế từng xếp loại, thực phẩm, đồ uống trên 65 độ C là chất gây ung thư loại 2A. Chính vì vậy, bạn nên đợi trà nguội để thưởng thức.

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện