Thời sự - Chính trị

Các Ban Pháp chế, Dân tộc HĐND tỉnh thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết

14:26, 11/04/2024
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh khóa XVIII (kỳ họp chuyên đề), sáng nay (11/4), các Ban: Pháp chế, Dân tộc HĐND tỉnh đã tổ chức thẩm tra các tờ trình, dự thảo Nghị quyết dự kiến trình kỳ họp. Dự buổi thẩm tra có đồng chí Nguyễn Như Khôi, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Toàn cảnh cuộc họp.
Toàn cảnh cuộc họp.

Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung biên chế giáo viên năm học 2023 - 2024 và điều chỉnh tổng biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức Hội năm 2024 đề nghị phê duyệt bổ sung 2.178 biên chế giáo viên. Trong đó, giáo viên Mầm non 1352 biên chế, Tiểu học 369 biên chế, Trung học cơ sở 441 biên chế và THPT 25 biên chế.

Đại biểu nêu ý kiến tại cuộc họp.
Đại biểu nêu ý kiến tại cuộc họp.

Nghị quyết được xây dựng trên cơ sở Quyết định 2392 tháng 12 năm 2023 của Ban Tổ chức TW về biên chế tỉnh Nghệ An năm 2024 và Thông báo 1192 tháng 1/2024 của BTV Tỉnh uỷ.

Ông Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc họp.
Ông Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại cuộc họp.

Các ý kiến tại buổi thẩm tra đề nghị đưa vào căn cứ ban hành Nghị quyết cần tính đến việc thừa thiếu giáo viên cục bộ, thừa, thiếu theo địa bàn vùng miền và theo biến động dân số của từng năm, từng giai đoạn. Cũng có ý kiến cho rằng: Nghị quyết ra đời rất trễ so với chính sách của Trung ương, nếu theo tên dự thảo Nghị quyết sẽ không chính xác. Bởi thực tế nếu được thông qua và theo quy trình ban hành thì Nghị quyết ra đời cũng vừa hết năm học 2023-2024. Vì thế nó chỉ phục vụ cho năm học 2024-2025. Rõ ràng việc phân bổ biên chế giáo viên đang theo năm hành chính, không theo năm học. Nếu số lượng biên chế giáo viên này được phê duyệt bổ sung, tổng số người làm việc hưởng lương từ ngân sách năm 2024 của Nghệ An sẽ là 58.048 người.

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh phát biểu kết luận nội dung lấy ý kiến Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung biên chế giáo viên năm học 2023 - 2024 và điều chỉnh tổng biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức Hội năm 2024
Ông Phạm Thành Chung - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh phát biểu kết luận nội dung lấy ý kiến Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung biên chế giáo viên năm học 2023 - 2024 và điều chỉnh tổng biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức Hội năm 2024

Cũng trong sáng nay, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã chủ trì thẩm tra Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024.

Toàn cảnh cuộc họp.
Toàn cảnh cuộc họp.

Theo đó, kế hoạch vốn dự kiến phân bổ là hơn 801 tỷ đồng (gần 63 tỷ đồng phân bổ cho các sở, ngành cấp tỉnh; cấp huyện được phân bổ gần 739 tỷ đồng) để thực hiện 10 dự án, trong đó có 11 tiểu dự án.

Đại biểu nêu ý kiến tại cuộc họp.
Đại biểu nêu ý kiến tại cuộc họp.

Ý kiến thẩm tra đề nghị việc phân bổ vốn nên có sự tập trung đầu tư ưu tiên, tránh sự dàn trải. Đơn cử như Tiểu dự án 2 và 3 trong dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm: công tác đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học; phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay đang bị chia nhỏ, cào bằng và không hiệu quả.

Bà Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh phát biểu kết luận nội dung thẩm tra Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024.
Bà Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh phát biểu kết luận nội dung thẩm tra Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024.

Đồng thời, các ý kiến cũng đề nghị đánh giá sâu nguyên nhân khiến nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giải ngân chậm trong những năm gần đây. Trước khi phân bổ nguồn vốn năm nay cũng cần xem xét lại năng lực giải ngân của từng ngành, địa phương trong thời gian qua. Như vậy mới đảm bảo tính khả thi công tác giải ngân của năm 2024 và những năm tiếp theo cũng như phát huy hiệu quả nguồn vốn, thậm chí cần xem lại tính khả thi, tính đúng đắn của một số tiểu dự án.

Xuân Hướng - Cảnh Toàn

Sự kiện liên quan

Xem thêm sự kiện